Câu điều kiện (Conditional sentences) là loại câu dùng để diễn tả một sự việc nào đó có thể xảy ra nếu một điều kiện nhất định được thỏa mãn. Trong Tiếng Anh, bên cạnh các cấu trúc cơ bản loại 1, 2, 3, chúng ta còn có các dạng đặc biệt của câu điều kiện.
Các trường hợp đặc biệt của câu điều kiện
Trong bài học hôm nay, trungtamtienganh sẽ cùng bạn tìm hiểu công thức và cách dùng các dạng câu điều kiện đặc biệt để giúp bạn nắm chắc kiến thức ngữ pháp quan trọng này nhé.
Cấu trúc câu điều kiện cơ bản gồm hai mệnh đề:
Ví dụ: If we don't hurry, we will be late for the last train. (Nếu chúng ta không nhanh lên, chúng ta sẽ trễ chuyến tàu cuối.)
Tuy nhiên, trong Tiếng Anh, có một số dạng đặc biệt của câu điều kiện không sử dụng If hoặc có cấu trúc không giống với các câu điều kiện cơ bản.
Hiểu một cách đơn giản, câu điều kiện đặc biệt là loại câu không tuân theo các cấu trúc chung của câu điều kiện thông thường mà có một số thay đổi trong cấu trúc nhằm mục đích nhất định.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các biến thể của câu điều kiện trong phần tiếp theo.
Trong phần này, trungtamtienganh sẽ cùng bạn đi chi tiết vào công thức và cách dùng 5 cấu trúc câu điều kiện đặc biệt gồm:
Trong cấu trúc câu điều kiện đặc biệt dạng đảo ngữ, trợ động từ (should, were, had) sẽ được đảo lên đầu câu.
Công thức câu điều kiện dạng đảo ngữ
Dạng đảo ngữ câu điều kiện loại 1:
Công thức: Should + S + V, S + will + V-inf
Cách dùng: Diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai khi thỏa mãn một điều kiện nào đó, tương tư như câu điều kiện loại 1.
Ví dụ: If I win the lottery, I will buy a luxurious mansion. (Nếu tôi trúng số xổ số, tôi sẽ mua một biệt thự sang trọng.)
→ Should I win the lottery, I will buy a luxurious mansion.
Dạng đảo ngữ câu điều kiện loại 2:
Công thức:
Cách dùng: Diễn tả sự việc trái với hiện tại hoặc không có khả năng xảy ra ở hiện tại, tương tự như câu điều kiện loại 2.
Ví dụ: If I had a time machine, I would correct my mistakes in the past. (Nếu tôi có một cái máy thời gian, tôi sẽ sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.)
→ Were I to have a time machine, I would correct my mistakes in the past.
Đảo ngữ của câu điều kiện loại 3:
Công thức: Had + S + Vpii, S + would/should + have + Vpii
Cách dùng: Diễn tả các các sự việc, hành động đã không xảy ra trong quá khứ, tương tự như câu điều kiện loại 3
Ví dụ: If we had made a different decision at that time, the project might have been more successful. (Nếu chúng ta đã đưa ra quyết định khác vào thời điểm đó, dự án có thể đã thành công hơn.)
→ Had we made a different decision at that time, the project might have been more successful.
Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditionals) là cấu trúc câu điều kiện kết hợp giữa loại 2 và loại 3.
Cấu trúc 1:
Công thức: If S1 + had + Vpii, S2 + would/should/might + V-inf
Cách dùng: Diễn tả một hành động xảy ra ở hiện tại nếu 1 hành động khác xảy ra trong quá khứ
→ Ví dụ: If she had won the singing competition last year, she would perform at the concert tonight. (Nếu cô ấy đã giành chiến thắng trong cuộc thi hát năm ngoái, cô ấy sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc tối nay.)
Cấu trúc 2:
Công thức: If + S1 + V-ed, S2 + would have + Vpii
Cách dùng: Giả định một hành động xảy ra trong quá khứ nếu một điều kiện nào đó có thật ở hiện tại
→ Ví dụ: If I were you, I would have accepted the offer. (Nếu tôi là bạn, tôi đã chấp nhận lời đề nghị đó rồi.)
Câu điều kiện đặc biệt trong Tiếng Anh còn được dùng để nhấn mạnh khả năng xảy ra của sự việc trong câu điều kiện loại 1.
Với trường hợp có ít khả năng xảy ra:
Công thức: If + S1 + should/should happen to + V, S + will + V-inf
→ Ví dụ: If I should happen to win the lottery, I will donate a portion of the money to charity. (Nếu tình cờ tôi thắng xổ số, tôi sẽ quyên góp một phần tiền cho từ thiện.)
Ví dụ câu điều kiện đặc biệt dạng nhấn mạnh
Với trường hợp có nhiều khả năng sẽ xảy ra:
Công thức: If + S1 + V, S + may/might + V-inf
→ Ví dụ: If she arrives early, she may get a chance to meet the financial advisor of the company. (Nếu cô ấy đến sớm, cô ấy có thể có cơ hội gặp gỡ người tư vấn tài chính của công ty.)
Unless mang nghĩa tương tự với “If not” và được thay thế “If” trong cấu trúc câu điều kiện loại 1, loại 2 và loại 3.
Câu điều kiện loại 1 với Unless:
Công thức: Unless + S1 + V, S2 + will/can/shall + V-inf
Ví dụ: If we don't seize this opportunity, we will fall behind our competitors in the business race. (Nếu chúng ta không tận dụng cơ hội này, chúng ta sẽ hụt hơi trước đối thủ trong cuộc đua kinh doanh.)
→ Unless we seize this opportunity, we will fall behind our competitors in the business race.
Câu điều kiện loại 2 với Unless:
Công thức: Unless + S + V-ed, S+ would + V-inf
Ví dụ: If I weren't busy with work, I would study a foreign language every day. (Nếu tôi không bị bận rộn với công việc, tôi sẽ học ngoại ngữ mỗi ngày.)
→ Unless I was busy with work, I would study a foreign language every day.
Cấu trúc các câu điều kiện đặc biệt với Unless
Câu điều kiện loại 3 với Unless:
Công thức: Unless + S + had + Vpii , S + would + have + Vpii
Ví dụ: If the staff hadn't treated the customers well, the company wouldn't have achieved such high sales figures as it does now. (Nếu nhân viên không đãi khách hàng tốt, doanh nghiệp đã không đạt doanh số bán hàng cao như hiện tại.)
→ Unless the staff had treated the customers well, the company wouldn't have achieved such high sales figures as it does now.
Chúng ta có thể sử dụng "as long as" hoặc "so long as" để thay thế cho "if" với ý nghĩa là “miễn là” hoặc “với điều kiện là” trong câu điều kiện loại 1.
Công thức: As long as/So long as + S1 + V, S2 + will/can/shall + V-inf
→ Ví dụ: As long as you finish the report by tomorrow, I will review it for you. (Miễn là bạn hoàn thành báo cáo vào ngày mai, tôi sẽ xem xét lại cho bạn.)
Lưu ý: “As long as” được sử dụng phổ biến hơn trong giao tiếp hàng ngày hoặc văn nói. Đối với văn viết và những trường hợp lịch sự, trang trọng hơn, chúng ta sử dụng “So long as”.
Sử dụng các từ trong ngoặc để viết lại câu sao cho ý nghĩa không thay đổi.
Đáp án:
Trên đây, trungtamtienganh vừa cùng bạn tìm hiểu các loại câu điều kiện đặc biệt trong Tiếng Anh. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp các bạn nắm chắc cách dùng câu điều kiện và vận dụng một cách chính xác trong các bài thi cũng như giao tiếp hằng ngày.