Trung bình mỗi năm trên thế giới diễn ra hàng ngàn lễ hội với các ý nghĩa tín ngưỡng văn hóa, tôn giáo khác nhau. Lễ hội là một chủ đề đặc sắc và thú vị cho những ai yêu thích sự sôi nổi, tập nập. 

Để hòa mình vào không khí lễ hội khắp nơi trên thế giới, mời bạn theo chân bài viết tìm hiểu những từ vựng về chủ đề lễ hội thường gặp trong tiếng Anh trong bài viết này.

1. Lễ hội trong tiếng Anh gọi là gì?

Lễ hội là sự kiện văn hóa tín ngưỡng được tổ chức rộng rãi và có tính cộng đồng cao. Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những lễ hội khác nhau mang đặc trưng riêng của các vùng miền. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua thời gian và trở thành những ngày hội du lịch thu hút đông đảo du khách. 

Lễ hội trong tiếng Anh

Lễ hội trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, người ta hay sử dụng “festival” để nói về các lễ hội nói chung trên khắp mọi miền. Ngoài từ vựng phổ biến này, một số từ vựng khác chỉ lễ hội có thể kể tới là “feast” “carnival”. Cả ba từ này đều khá thông dụng trong tiếng Anh và chỉ cần nhắc tới, người ta đã liên tưởng ngay tới các lễ hội.

2. Danh sách từ vựng về lễ hội hay gặp trong Anh ngữ

Bạn đam mê du lịch và khám phá? Bạn yêu thích sự mới lạ, tấp nập của các lễ hội? Hãy học ngay danh sách từ vựng tiếng Anh về lễ hội hay nhất để có thể trải nghiệm du lịch vòng quanh thế giới nào!

2.1 Tên tiếng Anh của các ngày hội lớn 

Việt Nam là một quốc gia có nhiều nét văn hóa mang đậm chất Á Đông mà ai cũng muốn tìm hiểu. Không chỉ thế, với xu hướng toàn cầu hóa, bên cạnh giữ vững bản sắc văn hóa, Việt Nam còn đón nhận nhiều ngày lễ chung của thế giới. Hãy điểm qua tên gọi tiếng Anh của những lễ hội này:

Tên các lễ hội trong tiếng Anh

Tên các lễ hội trong tiếng Anh

  • New Year’s Day: Ngày đầu năm mới
  • Mother’s Day: Ngày của mẹ
  • Saint Patrick’s Day: Ngày lễ thánh Patrick
  • Easter: Ngày lễ phục sinh
  • Christmas Eve: Đêm giáng sinh
  • New Year’s Eve: Đêm giao thừa
  • Lim Festival: Hội Lim
  • Capital Liberation Day: Ngày giải phóng thủ đô 10/10
  • Father’s Day: Ngày của bố
  • Christmas: Lễ hội giáng sinh
  • Halloween: Lễ hội hóa trang Halloween
  • Vietnamese Women’s Day: Ngày phụ nữ Việt Nam
  • April Fools’ Day: Ngày nói dối
  • Dien Bien Phu Victory Day: Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • Easter Monday: Ngày thứ hai phục sinh
  • Boxing Day: Ngày lễ tặng quà (sau ngày giáng sinh)
  • Kitchen guardians Day: Tết ông Công, ông Táo
  • The lunar new year: Tết âm lịch / Tết nguyên đán
  • Good Friday: Ngày thứ sáu tuần thánh
  • Valentine’s Day: Ngày lễ tình nhân
  • Thanksgiving: Ngày lễ tạ ơn
  • All Souls Day, Wandering Souls Day: Tết Trung Nguyên
  • Children’s Day: Quốc tế thiếu nhi
  • National Defence Day: Ngày hội quốc phòng toàn dân
  • Vu Lan Festival: Lễ Vu Lan
  • Mid – Autumn Festival, Moon Festival: Tết trung thu rằm tháng 8
  • Buddha’s Birthday: Ngày lễ Phật đản
  • Giong Festival: Lễ hội Gióng
  • Death Anniversary of the Hung Kings, Hung Kings Commemorations: Giỗ tổ Hùng Vương
  • Vietnamese Family Day: Ngày gia đình Việt Nam 28/6

2.2 Một số từ vựng về lễ hội tiếng Anh thường gặp khác

Một số từ vựng tiếng Anh khác về lễ hội

Một số từ vựng tiếng Anh khác về lễ hội

Nằm trong khuôn khổ các lễ hội còn có nhiều hoạt động thú vị khác cho du khách khắp nơi khám phá, trải nghiệm. Sau đây là một số từ vựng về lễ hội khác mà các bạn có thể tham khảo: 

  • Historical shrine (collocation) /hɪˈstɔːrɪkl ʃraɪn/ : điện thờ lịch sử
  • Buddhist (n) /ˈbʊdɪst/ : tín đồ đạo Phật, Phật tử
  • Pagoda (n) /pəˈɡoʊdə/ : chùa
  • Temple (n) /ˈtempl/ : miếu
  • Shrine (n) /ʃraɪn/ : điện thờ
  • Monument (n) /ˈmɑːnjumənt/ : đài kỷ niệm
  • The Mother Goddess religion: Đạo Mẫu
  • Serving the shadows: hầu đồng
  • Parade (n) /pəˈreɪd/: cuộc diễu hành
  • Water  puppetry performer (n) /ˈdʒʌɡlər/: nghệ sĩ múa rối nước
  • Dancer (n) /ˈdɑːnsər/: diễn viên múa
  • Marching band (n) /ˈmɑːtʃɪŋ ˌbænd/: phái đoàn diễu hành
  • Costume (n) /ˈkɒstʃuːm/: trang phục
  • Mask (n) /mɑːsk/: mặt nạ
  • Fireworks (n) /ˈfɑɪərˌwɜrks/: pháo hoa
  • Confetti (n) /kənˈfeti/: hoa giấy
  • Celebrate (v) /ˈseləbreɪt/: kỷ niệm
  • Festivalgoer (n) /ˈfestɪvlˌɡoʊər/ : người tham dự lễ hội
  • Wind lantern (n)  /wɪnd ˈlæntən/ : lồng đèn gió
  • Firecracker (n) /ˈfaɪərkrækər/ : pháo
  • Human chess /ˈhjuːmən tʃes/: cờ người
  • Boat racing  /boʊt ˈreɪsɪŋ/ : đua ghe, đua thuyền

3. Làm sao để nhớ từ vựng về lễ hội lâu?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Thu nạp được kiến thức vốn đã rất khó khăn. Tuy nhiên, để nhớ được chúng lại là một vấn đề khó giải quyết khác. Nhiều bạn có khả năng học thuộc từ vựng khá nhanh nhưng lại không thể nào giữ chúng lại lâu trong đầu. Vậy thì hãy cùng điểm qua một số cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả dưới đây:

3.1 Nhắc lại nhiều lần từ vựng về lễ hội

Việc nhắc lại những từ vựng về lễ hội đã được học từ trước với tần suất cao giúp bạn nhớ chúng lâu hơn. Theo một nghiên cứu, nếu bạn lặp lại một từ mới khoảng 20 lần và thỉnh thoảng nhắc lại thì xác suất nhớ từ là 100%. Tuy nhiên, đôi với nhiều từ dài hoặc khó phát âm, bạn cần phải kiên nhẫn và ôn đi ôn lại mới có thể nhớ.

3.2 Mindmap là trợ thủ đắc lực

Mindmap là một trợ thủ đắc lực trong việc học từ vựng tiếng Anh

Mindmap là một trợ thủ đắc lực trong việc học từ vựng tiếng Anh

Không phải tự nhiên mà việc sử dụng mindmap vào học từ mới được áp dụng rộng rãi. Từ trước tới giờ, sơ đồ tư duy luôn được đánh giá là phương pháp học hiệu quả bậc nhất. Đặc biệt đối với các chủ đề từ vựng, bạn có thể chia nhỏ chúng rồi đưa vào sơ đồ. Tại đây, sự sáng tạo về hình ảnh và cách chia bố cục sẽ được phát huy hết sức. 

Phương pháp này sẽ còn hiệu quả hơn rất nhiều nếu chúng ta tự làm và học từ ngay chính sơ đồ của mình. Từ đó mà việc nhớ từ sẽ dễ dàng hơn vì có đầy đủ thông tin lẫn hình ảnh đi kèm. Bởi thế, chúng tôi khuyến khích các bạn nên áp dụng mindmap trong quá trình học từ vựng theo từng chủ đề.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ điểm qua cho các bạn vài lưu ý nhỏ nhỏ để sử dụng sơ đồ mindmap hiệu quả: 

  • Không nên chia chủ đề thành quá nhiều nhánh nhỏ khiến cho nội dung bị vụn vặt. Từ đó, bạn sẽ không thể kiểm soát được từng phần dẫn tới mất đi tính hiệu quả. Hơn nữa, điều này đồng nghĩa với việc não bộ sẽ quá tải kiến thức và trì trệ trong ghi nhớ. Bởi vậy, tốt nhất bạn chỉ nên chia chủ đề từ vựng thành 3-4 nhánh thôi nhé!
  • Dùng từ khóa thay cho một câu văn dài. Chúng ta sẽ dễ nhớ những thứ ngắn gọn nhiều hơn. Vì vậy, từ khóa rất hữu hiệu khi dùng mindmap.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa một cách tùy tiện. Điều này vô tình khiến cho hình ảnh không còn trợ giúp tốt cho việc học nữa. 
  • Tô vẽ quá nhiều màu sắc trên một sơ đồ tư duy. Đây là điều mà rất nhiều bạn mắc phải khi lần đầu áp dụng phương pháp này. Phải công nhận rằng màu sắc kích thích trí nhớ và não bộ rất tốt. Tuy nhiên quá nhiều sẽ khiến bạn bị rối mắt và chắc chắn việc học sẽ không còn hiệu quả. 

3.3 Chia nhỏ chủ đề lễ hội

Chia nhỏ giúp chúng ta phân định rõ ràng và có thể phân tích cặn kẽ chủ đề hơn rất nhiều. Không chỉ thế, nó còn giúp các bạn thu nạp đủ lượng kiến thức một ngày. Nhờ đó mà não bộ không bị quá tải và “vui vẻ” tiếp thu từ mới. 

Đối với chủ đề lễ hội, bạn có thể học từ mới theo các lễ hội nhỏ thường gặp trong năm. Việc này khiến bạn đi sâu tìm hiểu về nhiều lễ hội lại giúp vốn từ mở rộng đa dạng hơn. 

4. Lời kết

Lễ hội là một chủ để rộng với rất nhiều từ vựng hay, giúp ích cho quá trình học tập. Bạn cảm thấy bài viết này có hữu ích với bản thân không? Hãy để lại ý kiến cá nhân cho mọi người cùng biết nhé.