IELTS Academic đánh giá trình độ tiếng Anh học thuật, đòi hỏi cách viết đúng chuẩn, sử dụng từ ngữ có độ khó cao. Nếu tự tin về trình độ thì bất cứ ai cũng có thể thi IELTS Academic. Đây là cuộc thi đánh giá trình độ tiếng Anh một cách toàn diện nên người tham gia phải trải qua bài test đủ 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Mỗi kỹ năng sẽ được tách ra thành nhiều phần riêng nhằm đánh giá chính xác nhất khả năng của người thi.
Listening gồm 4 phần, mỗi phần 10 câu.
Phần 1: Nghe thông tin chính xác để điền vào chỗ trống. Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong Listening.
Phần 2 và phần 3: Câu hỏi dạng khoanh tròn, hoặc nối các thông tin. Ngoài ra, còn có câu hỏi dựa vào bản đồ để điền.
Phần 4: Cũng là điền vào chỗ trống nhưng mức độ khó hơn phần 1. Đây là phần khó kiếm điểm.
Reading gồm 3 đoạn văn dài và 40 câu hỏi. Các câu hỏi sẽ đặt ra sau mỗi văn bản.
Có 4 dạng câu hỏi: khoanh đáp án đúng – Yes/ No/ Not given – điền từ – nối thông tin.
Speaking gồm 3 phần thi.
Phần 1: Câu hỏi xoay quanh về bản thân thí sinh, kéo dài khoảng 4 phút.
Phần 2: Nói về chủ đề do giám khảo đặt ra. Bạn sẽ có khoảng 1 phút chuẩn bị và tối đa 2 phút để trình bày. Sau đó, giám khảo sẽ đặt 1 hoặc 2 câu hỏi.
Phần 3: Giám khảo sẽ đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề ở phần 2 để bạn trình bày chi tiết hơn trong khoảng 5 phút.
Cách ước tính IELTS Academic band score như thế nào?
Writing sẽ gồm 2 task.
Task 1: Viết khoảng 150 từ dựa theo biểu đồ, sơ đồ,… được cung cấp.
Task 2: Viết ít nhất 250 từ. Bạn nên dành 40 phút để làm task 2 vì là dạng bài luận, nêu ý kiến trước một vấn đề nên cần thời gian để tư duy.
Bạn có thể tham khảo bài viết “Cách luyện writing ielts cơ bản cực hiệu quả cho người mới bắt đầu” để nắm ngay bí kíp luyện writing cực dễ.
Điểm thi IELTS là trung bình cộng của cả 4 kỹ năng với thang điểm từ 1 đến 9. Kết quả sẽ có sau 2 tuần. Bạn có thể ước tính điểm thi của mình thông qua các tiêu chí của từng phần.
40 câu hỏi ứng với 40 điểm. Sau khi tổng kết, bạn có thể quy về thang điểm từ 1 đến 9 theo như bảng dưới đây:
Cần chú ý đến tốc độ nói, sự lưu loát, mạch lạc. Ngoài ra, người thi cần đưa ra câu trả lời đúng trọng tâm, nêu ví dụ để giải thích cụ thể và phải chuyển ý “mượt mà”.
Để đạt được điểm cao, các thí sinh cần có vốn từ vựng phong phú, sử dụng nhiều từ thiên về học thuật và cần diễn đạt tốt.
Nên sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp như các câu nhiều mệnh đề, câu phức, hạn chế các lỗi cơ bản.
Phát âm chính xác, có ngữ điệu, nhấn âm đúng trọng tâm, chú ý tốc độ nói và ngắt giọng đúng chỗ, đúng lúc.
Tương tự như Listening, phần này cũng có 40 điểm cho 40 câu, quy thành thang điểm chuẩn từ 1 đến 9. Nhưng đa phần những đề thi IELTS Academic thường khó hơn. Nên cách tính điểm sẽ khác so với General, cụ thể như sau:
Gồm 2 Task với các tiêu chí chấm điểm như sau:
Bạn cần đọc kỹ những yêu cầu của đề bài. Từ đó, phát triển ý chính, thêm dẫn chứng, ví dụ minh họa để làm rõ quan điểm. Tránh thiếu ý hoặc không đủ số từ.
Cần sự liên kết về từ vựng, ngữ pháp. Chú ý đến tính logic, mạch lạc giữa các đoạn văn và ý trong từng đoạn.
IELTS Academic đòi hỏi sự đa dạng từ vựng, không sai chính tả, độ chính xác cao.
Kết hợp linh hoạt các loại câu đơn, câu phức, sử dụng nhiều loại cấu trúc ngữ pháp,…
Thực tế cho thấy số người lựa chọn thi IELTS Academic nhiều hơn hẳn so với IELTS General vì những lý do sau:
Chứng chỉ Academic bao hàm mọi kỹ năng kể phần được yêu cầu theo General. Do đó, nếu bạn đạt mức tốt ở Academic, thì thi hệ General là không cần thiết.
IELTS General thường dành cho người muốn định cư hoặc làm việc tại nước ngoài. Trong khi đó, nếu muốn du học, làm việc tại Việt Nam hay các quốc gia khác, IELTS Academic lại là lựa chọn hàng đầu.
Là một người học tiếng Anh, không thể không biết cách sử dụng Idioms. Mời bạn tham khảo ngay bài viết “Idioms là gì và bí quyết trở nên sành điệu khi sử dụng Idiom”.
Acet mong rằng thông qua bài viết bạn đã có thể đưa ra quyết định cho mình. IELTS là một chứng chỉ có giá trị quốc tế và phí thi tương đối cao. Do đó, việc lựa chọn đúng là rất quan trọng. Nếu bạn có những mục tiêu tương lai như trên, hãy đăng ký thi IELTS Academic nhé.