Rất nhiều người nói rằng:“Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ động, còn tiếng Anh là ngôn ngữ bị động”. Thực tế đúng là như vậy. Trong tiếng Việt, người nói có xu hướng sử dụng câu chủ động nhiều hơn. Ngược lại, trong tiếng Anh, việc dùng câu bị động để nhấn mạnh đối tượng thực hiện hành động lại phổ biến hơn.
Bởi vậy, câu bị động là một phần kiến thức cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua trên con đường chinh phục tiếng Anh. Tuy nhiên, rất nhiều bạn lo lắng vì đây là phần kiến thức phức tạp và khó nắm bắt. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin gửi tới bạn tổng hợp kiến thức về câu bị động.
Câu bị động là gì?
Trong tiếng Anh , câu bị động được gọi là passive voice. Đây là một câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng (đóng vai trò chủ ngữ) là người hoặc vật bị tác động bởi một hành động nào đó.
Cho dù ở thì nào, câu bị động đều có cấu trúc lõi là: Subject + be + V3/ed + (by + doer) + (…). Trong đó:
Cấu trúc của một câu bị động sẽ phụ thuộc vào thì ở dạng chủ động của nó. Dưới đây là 12 cấu trúc câu bị động theo thì:
Cấu trúc: S + am/ is/ are (not) + V3/ed + (by + doer) + (…).
Trong đó, bạn cần phải lưu ý như sau:
Cấu trúc: S + am/ is/ are (not) being + V3/ed + (by + doer) + (…)
Trong đó, cách chia động từ tobe tùy thuộc vào chủ ngữ sẽ giống như trên. Tuy nhiên, đứng sau chúng là “being”.
Cấu trúc: S + have/ has (not) been + V3/ed + (by + doer) + (…)
Trong đó:
Cấu trúc: S + have/ has (not) been being + V3/ed + (by + doer) + (…)
Trong đó, việc dùng has hay have sẽ giống như thì hiện tại hoàn thành. Tuy nhiên, sau has/ have, ta sẽ có cụm từ “been being”.
Câu bị động thì quá khứ đơn
Cấu trúc: S + was/ were (not) + V3/ed + (by + doer) + (…)
Trong đó:
Câu bị động ở những thì còn lại tuy cũng rất quan trọng nhưng lại ít được sử dụng hơn trong giao tiếp tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo cấu trúc của chúng như sau:
Khi chuyển đổi một câu văn từ dạng chủ động sang bị động, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cần chuyển đổi các đại từ khi biến đổi câu chủ động thành bị động
Trong câu chủ động, đối tượng chịu tác động là các tân ngữ như: ‘me’, ‘us’, ‘you’, ‘him’, ‘her’, ‘it’ và ‘them’. Khi đưa về dạng bị động, bạn không thể giữ nguyên như thế. Thay vào đó, chúng ta đổi những tân ngữ này thành các chủ ngữ: ‘I’, ‘we’, ‘you’, ‘he’, ‘she’, ‘it’ và ‘they’ và đưa chúng lên đầu.
Nhiều bạn băn khoăn về thứ tự của nơi chốn, by và mốc thời gian trong một câu bị động. Đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Thứ tự đúng của ba yếu tố trên là nơi chốn đến by và cuối cùng là thời gian. Lưu ý, dù cho một trong 3 yếu tố này thiếu đi thì trật tự trên cũng sẽ không thay đổi.
Việc dùng câu bị động khi giao tiếp là một điều cực kỳ thông dụng trong tiếng Anh. Mong rằng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng và tự tin sử dụng câu bị động trong giao tiếp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Hẹn gặp bạn trong những dịp tiếp theo nhé!